N-Gà gầy, còi cọc chậm lớn, nguyên nhân và cách khắc phục

2020-09-23 22:20:51

Trong chăn nuôi gà, đặc biệt là chăn nuôi gà thả vườn, bán chăn thả, người chăn nuôi thường gặp phải tình trạng gà gầy, còi cọc, chậm lớn, độ đồng đều không cao, gà tiêu tốn thức ăn mà không lớn. Vậy những nguyên nhân nào làm cho gà gầy và chậm lớn? 

1. Gà gầy, còi cọc chậm lớn do giun ký sinh

Giun ký sinh trong đường tiêu hóa sẽ tranh chấp thức ăn, dinh dưỡng, ngoài ra giun cũng làm tổn thương đường tiêu hóa làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Giải pháp khắc phục: nên tẩy giun bằng Levamisol hoặc Fenbendazol giai đoạn: 40 ngày, 70 ngày và 100 ngày với gà nuôi dài ngày. Sau khi tẩy giun cần bổ sung thêm B-complex, Multivitamin và men tiêu hóa.

2. Gà gầy, còi cọc chậm lớn do ký sinh trùng, đầu đen

Gà thả vườn thường mắc bệnh đầu đen (kén ruột) do histomonas.

Khắc phục: Không thả gà ngày mưa, thường xuyên tẩy giun, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi.

Điều trị bệnh đầu đen bằng: Sulfamonomethocin hoặc Sulfadimethocin

3. Gà gầy, còi cọc chậm lớn do dinh dưỡng

Thức ăn dinh dưỡng kém cần kiểm tra lại thức ăn, thay thế bằng thức ăn đảm bảo chất lượng.

4. Gà gầy, còi cọc chậm lớn do con giống, kỹ thuật úm, chăm sóc

Do con giống. Cần đảm bảo gà đưa vào nuôi đạt trọng lượng tối thiểu từ 32-35g có màu lông đặc trưng cho giống, mắt sáng, phản xạ tốt với tiếng động. Loại bỏ gà nhỏ dưới 30g, gà bết lông, hở rốn, vẹo đầu, vẹo mỏ.
Do kỹ thuật úm không tốt: Đảm bảo nhiệt độ giai đoạn úm tuần đầu từ 33-350C, tuần thứ 2 từ 33-310C tuần thứ 3 từ 28-300C….
Mật độ chăn nuôi cao, chuồng trại không đảm bảo thông thoáng: gà không có không gian để chơi, những con kém ăn không tranh được với những con lớn. Do đó để khắc phục cần đảm bảo mật độ nuôi tối thiểu 8-10 con/m2 ngoài ra cần đảm bảo chuồng trại thông thoáng. Thiết kế chuồng trại: Chiều cao tường bao từ 35-40cm chiều cao mái tối thiểu 2.5m.
Gà không được ăn, uống đầy đủ. Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp máng ăn, máng uống đảm bảo máng ăn máng uống sạch sẽ.
5. Gà gầy, còi cọc chậm lớn do mắc các bệnh thể mạn tính

Các bệnh phổ biến như: cầu trùng, thương hàn, newcastle, CRD,… Cần kiểm tra các biểu hiện triệu chứng để điều trị dứt điểm bệnh. Trong điều trị cần dùng đúng, đủ liệu trình. Sau liệu trình cần bổ sung thuốc bổ trợ, men tiêu hóa, giải độc gan giúp gà nhanh hồi phục.

Theo channuoi.com.vn

Ý kiến bạn đọc ()
Mạnh
25/09/2020 22:10

Gà con nhà tôi bị khô chân, sã cánh, gày thì làm sao

Trả lời


Xem thêm



N-Nuôi gà mùa Đông cần lưu ý gì?

Nhiệt độ xuống thấp kèm hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về đây là điều kiện thuận lợi...


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch








Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng