CS-Trồng đậu tương vụ đông trên đất 2 vụ lúa

2019-08-02 16:23:37

Kỹ thuật cơ bản trồng cây đậu tương vụ đông trên đất 2 vụ lúa

Đậu tương là cây ưa ấm, yêu cầu sinh trưởng, phát triển trong điều kiện nhiệt độ ánh sáng cao thì mới cho năng suất cao. Ở miền Bắc, trồng đậu tương vụ đông sớm cho năng suất và hiệu quả khá cao.

1. Yêu cầu chung
- Vùng sản xuất đậu tương đảm bảo thuận lợi tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh.
- Áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, hoặc không làm đất; nếu diện tích ít thì áp dụng phương pháp gieo vào gốc rạ, diện tích lớn thì sử dụng phương pháp gieo vãi.
- Đất thuộc thành phần cơ giới nhẹ đến đất thịt trung bình, ruộng không bị khô hạn, ngập úng, có độ ẩm vừa phải, đảm bảo gieo hạt không bị chìm sâu, nhưng hạt phải tiếp xúc được với đất và được che lấp kín bằng rơm rạ.


Cây đậu tương đông

2. Giống và thời vụ gieo trồng
- Giống trung bình ngày, gồm: DT84, DT2008, DT90, DT96, DDT93, AK05, DDVN6, VX93- 1, VX92… gieo trồng xong trước 25/9.
- Giống ngắn ngày gồm: DT12, DT99,… gieo trồng xong trước 5/10.
3. Lượng giống và phương thức gieo
Đậu tương trồng vụ đông trên đất 2 vụ lúa áp dụng phương thức làm đất đơn giản và kỹ thuật gieo vãi tự do. Mật độ gieo từ 45- 50 cây/m2; lượng giống cần cho 1ha từ 80- 100kg (tùy theo trọng lượng của hạt giống
4. Kỹ thuật làm đất và gieo hạt
 4.1 Chuẩn bị đất gieo
Rút toàn bộ nước trong ruộng trước khi thu hoạch 7- 10 ngày đến khi đất còn mềm, đi trên ruộng còn lún chân nhưng không dính bùn. Thu hoạch lúa cắt gốc rạ cao 15- 25cm, để lại càng nhiều rạ càng tốt, để có tác dụng lấp kín hạt, phủ đất giữ ẩm và ấm cho cây phát triển tốt vào vụ đông. Có thể cắt sát gốc rạ sau đó chia thành từng luống để gieo và phủ kín bằng rơm, rạ.
Làm rãnh thoát nước: Cứ 2- 2,5m dùng cuốc hoặc cày tạo thành rãnh nhỏ để thoát nước khi mưa to hoặc cấp nước tưới khi khô hạn, đồng thời làm lối đi lại chăm sóc, rải phân, phun thuốc… làm rãnh bốn xung quanh ruộng, rộng 25- 30cm, sâu 15- 20cm
4.2 Cách gieo hạt
- Đối với ruộng khô: Trước khi gieo phải bơm nước láng qua rồi rút kiệt nước ngay. Áp dụng phương pháp gieo vãi, gieo đều hạt lên ruộng rạ, nên định lượng gieo ô và gieo 2 lần để đảm bảo mật độ đồng đều. Gieo xong dùng máy Bông Sen chạy một lần để đè rạ phủ kín hạt. Nếu không bơm được nước mà ruộng vẫn còn ẩm thì cho chạy dập rạ một lần rồi gieo hạt, sau đó cho máy chạy đè rạ lần hai để lấp kín hạt.
- Đối với ruộng có độ ẩm vừa phải: Gieo vãi đều hạt trên ruộng, sau đó dùng máy kéo Bông Sen có lắp bánh lồng rộng và bàn trượt chống lún thay bánh lái đuôi chạy một lượt để đè rạ lấp kín hạt đậu.
- Đối với ruộng ướt, sâu, bùn: Làm rãnh thoát hết nước trên ruộng; dùng máy Bông Sen (bánh lồng và bàn trượt chống lún) để dập rạ, sau đó gieo hạt, đảm bảo cho hạt được tiếp xúc với đất, sau đó lại dùng máy chạy lại một lượt để lấp kín hạt. 
Trường hợp không có máy Bông Sen, khi gieo hạt xong dùng thùng phuy để dập rạ và che kín hạt đậu.
5. Phân bón
Tính cho 1ha 
Lượng phân bón 6- 8 tấn chuồng, 70- 80kg Urê, 300- 400kg Lân supe, 80- 100kg Kali clorua
Bón lót: 100% hân chuông và phân lân
Thúc lần 1 (khi 2- 3 lá); Ure 100%, Kaliclorua 30- 35%
Thúc lân 2 (khi 8- 9 lá): 65- 70% kali clorua còn lại
 Có thể dùng phân NPK 3:9:6 với lượng từ 800- 1000kg/ha; bón lót 50% và bón thúc 50% khi đậu có 2-3 lá. Trường hợp cần bổ sung phân bón qua lá, có thể dùng kali hòa tan hay phân qua lá K-H, Pisomix Y35 phun đều cho cây.
6. Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
- Sau khi gieo cần chú ý chống úng, chống chim chuột… phá hoại.
- Khi đậu mọc đều có 2 lá đơn và nhú lá thật đầu tiên phải phun phòng trừ dòi đục thân và các sâu hại khác. Dùng các loại thuốc như: Sutin, Trebon hay Patox,… theo liều khuyến cáo.
- Khi đậu có 2- 3 lá vừa bón phân vừa kết hợp tỉa dặm định mật độ cho đồng đều, chú ý làm vào lúc trời mát, không có nắng. Phòng bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo bằng các loại thuốc như: Nativo,  hoặc Tilt super,… theo liều khuyến cáo.
- Khi đậu có 7- 9 lá tiếp tục bón phân để tạo thế cho đậu ra hoa; phân bón chủ đạo là kali hay NPK chuyên dùng theo số lượng đã định.
- Khi đậu bắt đầu ra hoa cần phun phòng trừ sâu hại hoa, hại quả.
- Để đậu ra hoa đều, tập trung và tạo hạt tốt nên dùng phân Kali hòa tan phun 1- 2 lần.
7. Tưới nước
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và căn cứ vào lượng mưa thực tế để điều tiết độ ẩm hợp lý cho cây phát triển tốt. Nếu gieo 2-3 ngày mà hạt không nứt nanh, hoặc khi đậu ra quả non mà trời khô hanh, kiểm tra thấy đất nứt chân chim không đủ độ ẩm, thì phải bơm nước bổ sung theo cách tưới tràn trên ruộng để nước ngấm vào đất rồi tháo cạn ngay. Không nên để rãnh đậu quá rộng khó tưới ngấm hoặc khó tiêu nước khi cần thiết. Tuyệt đối không để đậu bị úng nước; sau khi gieo 10- 13 ngày nếu có được một lượng mưa nhỏ, với lớp rơm rạ phủ bề mặt có tác dụng giữ ẩm rất tốt, thì không cần phải tưới bổ sung.

Theo m.tainangviet.vn
 


Xem thêm




CS-Trồng đậu nành không làm đất

Triển khai mô hình trồng đậu nành trên nền đất lúa theo phương pháp “không làm đất” trên diện tích hơn 10ha mang lại hiệu quả kinh tế cao...




Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng