CS-Kỹ thuật kích thích mủ cao su

2017-11-15 11:29:11

Kỹ thuật kích thích mủ cao su là việc sử dụng chất kích thích ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Qua nhiều năm sử dụng chất kích thích cho thấy cây không bị ảnh hưởng đến năng suất nếu sử dụng đúng theo khuyến cáo như sau

Chỉ sử dụng chất kích thích cho vườn cây cạo d3, d4 và vườn cây chuẩn bị thanh lý tái canh. Không sử dụng chất kích thích cho vườn cây cạo d1 hoặc d2.

1. Loại chất kích thích và nồng độ sử dụng

Loại hóa chất kích thích mủ được sử dụng có hoạt chất là ethephon (acid 2- chloroethyl phosphonic).

Nồng độ hoạt chất sử dụng là 2,5% a.i cho cây nhóm I và II; 5% a.i. cho các vườn cây nhóm III và vườn cây cạo tận thu trước khi thanh lý.

2. Thời vụ áp dụng kích thích mủ, thời điểm bôi

Ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bôi chất kích thích vào các tháng 5, 6, 7, 10, 11 và 12. Bôi chất kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 giờ – 48 giờ. Không bôi khi cây còn ướt hoặc lúc trời sắp mưa. Tuyệt đối không được bôi trong mùa khô, mùa rụng lá.

3. Phương pháp bôi chất kích thích mủ

Bôi trên vỏ tái sinh (Pa: Panel application): Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một băng rộng 1 cm, mỏng đều trên vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Phương pháp này áp dụng cho miệng cạo ngửa.

Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây (La: Lace application): Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một lớp mỏng đều ngay trên miệng cạo. Phương pháp này áp dụng cho miệng cạo úp.

4. Dụng cụ bôi chất kích thích

1 cọ bôi số 8 có bề rộng 0,8 cm.

1 hộp đựng chất kích thích có ghi rõ nồng độ.

5. Liều lượng sử dụng, nhịp độ bôi chất kích thích

Cây có tuổi cạo từ 1 – 5, bôi từ 0,5 – 1 gam/cây/lần theo phương pháp Pa.

Cây có tuổi cạo từ 6 – 10, bôi từ 0,75 – 1,5 gam/cây/lần theo phương pháp Pa. Cây có tuổi cạo trên 10, bôi từ 1 – 2 gam/cây/lần theo phương pháp Pa; từ 0,75– 2 gam/cây/lần theo phương pháp La.

Khoảng cách giữa 2 lần bôi ít nhất là 3 tuần.

6. Tiêu chuẩn cây được sử dụng chất kích thích

 

Bôi chất kích thích cho những cây sinh trưởng bình thường, kỹ thuật cạo tốt. Không bôi chất kích thích cho những cây bị bệnh nấm hồng gây cụt ngọn, cây bị bệnh loét sọc miệng cạo nặng, cây đã rụng hết lá do bệnh rụng lá mùa mưa, cây có dấu hiệu khô miệng cạo hoặc những cây quá nhỏ.

7. Tiêu chuẩn vườn cây sử dụng chất kích thích mủ

Nếu hàm lượng cao su khô (DRC) của vườn cây dưới 25% thì không sử dụng chất kích thích.

Nếu tỷ lệ cây khô miệng cạo toàn phần cao hơn lần kiểm kê trước đó theo mức quy định sau thì không nên bôi chất kích thích: Năm cạo 1 – 10: > 3 % Năm cạo 10 –20: > 10 %.

8. An toàn lao động khi sử dụng chất kích thích

Tránh để chất kích thích dính trên da, mắt. Trong trường hợp bị dính chất kích thích vào da phải rửa ngay bằng xà phòng và nước ấm. Nếu bị dính chất kích thích vào mắt phải rửa mắt ngay nhiều lần bằng nước sạch.

Sau khi sử dụng phải hủy bỏ bao bì đựng chất kích thích, không sử dụng lại.

Khi bôi chất kích thích cho miệng cạo cao, phải mang kính phòng hộ để tránh thuốc rơi vào mắt.

9. Bảo quản chất kích thích khi chưa sử dụng

Chất kích thích phải luôn được giữ trong mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuân thủ theo hạn sử dụng ghi trên bao bì.

(Theo caosukythuat.vn)

Ý kiến bạn đọc ()
Lê thị Huyền trang
20/06/2020 17:49

Có thuoc nào pha bôi lên cây để miệng cạo úp k bị đông lại k ạ.vua cạo xiu là miệng cạo bị đông mủ k chảy

Trả lời


Xem thêm




SB-Bệnh phấn trắng cây cao su

Để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây cao su hiệu quả, không những cần sử dụng đúng thuốc, phun xịt đúng kỹ thuật mà còn phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp...


SB-Bệnh vàng lá cao su

Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Bình Dương, đến nay toàn tỉnh này đã có hơn 4.100 hécta cao su nhiễm bệnh corynespora...




Phòng trừ bệnh hại trên cây cao su

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, với diễn biến thời tiết thất thường như hiện nay thì rất dễ làm phát sinh các loại sâu bệnh hại trên cây cao su...





Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng