CB-Các bệnh thường gặp ở gà do thức ăn - Phần 1

2020-09-07 14:55:33

1. Ngộ độc thức ăn ở gà

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh ngộ độc do Aflatoxin ở gà do gà ăn phải độc tố nấm từ thức ăn để mốc hoặc chế biến từ nguyên liệu mốc như đậu tương, ngô, cám, nhất là khô dầu lạc. Tốc độ phát triển của nấm mốc tuỳ thuộc vào thời tiết, khí hậu mát mẻ (dưới 21°C), ẩm ướt do mưa nhiều thì nấm mọc càng nhanh.

Ảnh minh họa 

Độc tố của nấm (toxins) không bị phá huỷ trong quá trình chê biến xay nghiền hay nấu chín.
Triệu chứng, bệnh tích
– Nếu nhiễm độc tố nhiều trong một lúc gà có thể chết nhanh trong vòng 24 già, đặc biệt gà càng non càng mau chết, chưa thể hiện triệu chứng. Gan sưng, màu xám, xuất huyết li ti.
– Nếu nhiễm độc tố ít, dài ngày thì gà con chậm lớn, kém ăn, rụng lông, đi khập khiễng, co giật và da tím tái. Gan nổi sần những cục trắng và dai, gan teo, màu xám.
Phân tiêu chảy loãng xanh đôi khi nhiễm máu (do xuất huyết ruột), sống phân (còn ngô, tấm lẫn trong phân).
Gà giảm đẻ có nhiều điểm máu trong trứng. Khả năng nhiễm bệnh khác tăng lên do sự suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng hấp thu các loại vitamin.
Gà nhiễm độc tố Aflatoxin, thận sưng to, tế bào thận thoái hoá màu trắng. Túi fabricius bị teo nhỏ. Ruột bị xuất huyết li ti.
– Một vài trường hợp thấy xuất huyết ở đùi và chân. Trong tuỷ xương có màu nhợt nhạt.
Chẩn đoán bệnh
Căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích nói trên và kiểm tra trong phòng phòng thí nghiệm về tế bào gan, thận xem tổ chức học và xét nghiệm phân lập nấm trong thức ăn.
– Có thể dùng thức ăn nghi có độc tố cho vịt ăn theo dõi tốc độ phát triển bệnh tích gan, thận (vì vịt rất mẫn cảm với độc tố Aflatoxin).
Phòng và trị bệnh
+ Bảo quản thức ăn nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, loại bỏ nguyên liệu và thức ăn mốc, không cho gà ăn.
+ Dùng những chất ức chế nấm phát triển sau:
– Hydroxyqumoline 0,5 g/1kg thức ăn.
– Quixalus 1g/10 – 30 kg thức ăn.
– Gentianviolet 0,5 – 1,5 g/1kg thức ăn.
– Propionic axit 0,5 – 1,5 g/1kg thức ăn,
– Thiabendazone 0,1g/1kg thức ăn,
– Mycostantin 1g/1kg thức ăn.
Khi gà bị ngộ độc tố nấm thì phải thay ngay lập tức bằng thức ăn tốt, thay khô dầu lạc bằng khô đỗ tương (vì đỗ tương ít nhiễm nấm độc hơn) và trộn Quixalus liều 1g/1kg thức ăn, liên tục 3 – 7 ngày.
Pha vào nước uống glucoza 5 – 10 g/1 lítvà vitamin c 1- 2g/1lít, liên tục 5 – 10 ngày.
Trộn vào thức ăn Methionin 5g/1kg thức ăn, liên tục 5 – 10 ngày để phục hồi chức năng của gan.
2. Bệnh thiếu vitamin ở gà
Vitamin là một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu trong thành phần thức ăn của gà, bảo đảm cho quá trình chuyển hoá chất trong cơ thể hoạt động bình thường.
Vitamin có liều lượng rất nhỏ trong thức ăn hoặc bổ sung, tham gia vào các quá trình xúc tác sinh học trong trao đổi các chất dinh dưỡng protid, glucid, lipid, khoáng, các hoạt động của các hoocmon và enzim, là thành phần cấu tạo một số lớn hoocmon và enzim trong cơ thể thiêu hoặc thừa một loại vitamin nào đều có ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh sản của gia súc, gia cầm.
– Do trong thành phần thức ăn thiếu vitamin, chuồng trại thiếu ánh sáng làm thiếu vitamin D.
– Thành phần thức ăn có chất làm mất tác dụng của vitamin và do bảo quản không tốt như Vitamin A, D dễ bị phá huỷ bởi các chất bị oxy hoá như sắt, đồng, được hoạt hoá bởi tia tử ngoại, để thức ăn ở nơi nhiệt độ cao dài ngày, đặc biệt là mỡ trong thức ăn bị oxy hoá phá huỷ lượng vitamin và caroten.
– Vitamin B1, B9 giảm tác dụng khi pH kiềm, ánh sáng; B1 B12 bị hủy bởi ánh sáng, oxy và tác nhân oxy hoá.
– Vitamin C bị huỷ bởi oxy hoá và bị ẩm độ, nhiệt độ cao.
– Vitamin E bị huỷ do oxy không khí và môi trường kiềm.
– Vitamin K không bền trong môi trường kiềm và ánh sáng mặt trời.
Triệu chứng
Thiếu vitamin A: Gà suy nhược cơ thể, mắc bệnh gà mờ – quáng gà, mất tính thèm ăn, lông xù, gà con còi xương, phát triển chậm, rối loạn vận động, xù lông, gà đẻ giảm đẻ, tỷ lệ nở của phôi thấp, tổn thương ở đường tiêu hoá gây tiêu chảy; chân, da mào, tích nhợt nhạt và khô, dễ cảm nhiễm cầu trùng, mắc bệnh đường hô hấp.
Thiếu vitamin D: Gà đang lớn bỗng chựng lại còi cọc trong vòng 2 tuần. Gà mái giảm đẻ, gà bị còi xương, tăng tổ chức sụn, dẫn đến xương bị mỏng, thoái hoá, cột sống vẹo, đẻ trứng vỏ mỏng, không vỏ, rối loạn thần kinh. Gà đi không vững có xu hướng đứng bằng 2 đầu gối, run rẩy. Vitamin D3 ở gia cầm thường ít bị thiếu vì ánh sáng mặt trời có tia cực tím tác động lên da tạo nên.
Thiếu vitamin E (tocopherol): Gà rối loạn vận động (bị điên), ở gà 2 – 8 tuần tuổi đi vòng quanh hay giật lùi, ngoẹo đầu ngoẹo cổ ra sau hay xuống bụng, co giật phù đầu phù cổ, thành dạ dày tuyến bị tụ huyết (giống bệnh Newcastle), gây teo cơ ở gà dưới 4 tháng tuổi, thoái hoá cổ chân. Ớ gà giống đẻ giảm và hay chết phôi lúc 3 – 4 ngày ấp, gà mới nở cổ bị gục ngửa chạm đất. Ở gà trống dịch hoàn bị thoái hóa.
Thiếu vitamin K: Gà bị chảy máu kéo dài ở đường tiêu hoá, ở cơ chân gà con nếu có vết thương như cắt mỏ, bị cầu trùng… Đôi khi chết đột ngột do chảy máu trong, xuất huyết đỏ ở cơ và da làm cho gà thiếu máu xanh tím và chết, làm rụng lông, gây thiếu máu khi gà tiêu chảy.
Thiếu vitamin B1: Gây liệt thần kinh ở gà con 2 tuần tuổi, gà ngồi bệt đất, đầu ngửa, kém ăn, rỗỉ loạn tiêu hoá, mổ cắn, gà thịt tăng trọng chậm, gà đẻ giảm đẻ, xù lông, chân yếu dẫn đến liệt, ngón chân co quắp, đầu quay về lưng, cuối cùng không đi, không ăn được.
Thiếu vitamin B2 (Riboflavin): gà giảm tính thèm ăn, tiêu hoá thức ăn kém, chậm lớn, đẻ giảm, lông mọc chậm, tiêu chảy. Có xu hướng đi bằng đầu gối, khuỷ chân, ngón chân gà mới nở bị ngắn, lông xù, gà lớn lông rụng.
Thiếu vitamin B5 (Niaxin vitamin PP): Gà bị viêm da quanh miệng, khoang miệng đen, mắt mỏ, kẽ chân gò lên, da bị loét, sừng hoá, lông mọc chậm, thần kinh trung ương bị thoái hoá, lệch gân, tăng tích luỹ mỡ gan, chậm lớn.
Thiếu vitamin B3 (Axit pantotenich): Gà bị lở loét xoang miệng, lông mọc kém, sưng khớp, viêm ruột và tiêu chảy, chậm lớn, lông xù, mắc bệnh ngoài da, mi mắt nội hạt và dính lại, chân viêm. Trứng giống thiếu B3 gây chết phôi ở 18 – 21 ngày ấp.
Thiếu vitamin B6: Gà bị giảm tính thèm ăn, tăng trọng kém, có dấu hiệu thần kinh bại liệt, co giật cánh và chân, nằm liệt, rụng lông dưới cánh và thiếu máu nhợt nhạt, mắt đục, lông xù.
Thiếu Cholin: Gia cầm bị viêm khớp bong gân, gan bị mỡ hoá, đẻ trứng giảm.
Thiếu vitamin B12 gây chết phôi cao vào 17 – 18 ngày ấp, gà chậm lớn, chậm mọc lông, tiêu thụ thức ăn kém bị liệt, gan nhiễm mỡ và thiếu máu ác tính.
Thiếu axit folic – vitamin B9 làm rối loạn hình thành máu, dẫn đến thiếu máu. Gà chậm lớn, mọc lông chậm, giảm đẻ, chết phôi cao ở giai đoạn ấp cuối.
Bệnh tích
Thiếu vitamin A: Biểu mô họng bị sừng hoá, có mụn màu trắng trong miệng, mề giản to và diều nhão, ruột bị viêm cata. Túi fabricius giãn to, chứa đầy urat hoặc dịch nhầy trắng.
Thiếu vitamin D: Sinh bệnh còi xương, xương Ống, xương sườn, xương cánh rất mềm, mấu xương chài và xương đùi sưng, biến dạng và phát triển mô sụn.
Thiếu vitamin E: Tiểu não có xuất hiện điểm hoại tử màu hơi nâu và bị phù đầu, mổ ra thấy dưới da có dịch nhớt màu xanh, có thể xuất huyết ở cơ, ở mô mỡ. Cơ ngực, đùi có những sọc màu sáng trắng do rối loạn dinh dưỡng ở cơ.
Thiếu vitamin K: Xuất huyết ở các cơ quan nội tạng, da và cơ bắp. Gà bị chết sau khi cắt mỏ, mổ ra thấy máu trong diều và đường tiêu hóa.
Thiếu vitamin B1: Tim hơi nhỏ lại, ruột và dạ dày teo nhỏ. Gà trống dịch hoàn teo nhỏ lại.
Thiếu vitamin B2: Gan bị thoái hoá mỡ, đôi khi có xuất huyết, niêm mạc ruột viêm cata đôi khi có xuất huyết điểm. Thần kinh hông và cánh sưng, mềm nhão.
Thiếu vitamin B3: Ở miệng có chất trắng giống mủ. Dạ dày tuyến dịch tiết màu trắng xám. Gan, thận to, lách teo nhỏ.
Thiếu vitamin B5: Xoang miệng, lưỡi, hầu, thực quản viêm loét, một số gà đầu lưỡi đen.

Theo caytrongvatnuoi.com


Xem thêm



N-Nuôi gà mùa Đông cần lưu ý gì?

Nhiệt độ xuống thấp kèm hanh khô, thời tiết lại thay đổi thất thường mỗi khi có các đợt gió mùa đông bắc tràn về đây là điều kiện thuận lợi...


N-Lưu ý khi tái đàn vật nuôi

Ðể hạn chế những rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế khi nhập đàn, tái đàn gia súc, gia cầm, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật.


N-Chăm sóc gia cầm sau mưa lũ

Sau mưa lũ, nguồn thức ăn cho gia cầm khan hiếm. Đồng thời, môi trường cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đây được xem là thời điểm dễ phát sinh dịch








Cộng Ngay 10.000 Cho 100% Khách Hàng