Gói 150 tỷ đồng hỗ trợ tái đàn lợn: hộ chăn nuôi cần điều kiện gì để được hưởng?

2020-12-01 16:05:25

Người chăn nuôi lợn thận trọng tái đàn dù có gói hỗ trợ 150 tỉ đồng

Gia đình bà Nguyễn Thị Tâm được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng để tái đàn lợn. Ảnh: N.T

Thời gian qua, tranh thủ dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Định đã mạnh dạn tái đàn và phát triển nuôi lợn theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh này đã triển khai gói cho vay 150 tỉ đồng không tính lãi để khuyến khích người dân khôi phục đàn lợn.

Mạnh dạn vay vốn
Cũng như nhiều hộ nuôi lợn ở huyện Hoài Ân, dịch tả lợn Châu Phi đã làm cho gia đình bà Trần Thị Mỹ Lênh (43 tuổi, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân) phải trắng tay khi khoảng 400 con lợn thịt và lợn nái đều phải bị tiêu hủy. Gia đình bà thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
Dịch qua, bà Lênh quyết tâm tái đàn lợn, nhưng giá lợn giống quá cao khiến bà không thể thực hiện việc trên. Vì thế, sau khi nghe thông báo chính quyền cho vay tiền tái đàn lợn không tính lãi, bà lập tức làm hồ sơ và đã được vay 50 triệu đồng. Từ khoản tiền này, bà đã mua lợn nái và lợn con giống thả nuôi. Đến nay, đàn lợn của bà đang sinh trưởng, phát triển rất tốt.
“Được nhà nước hỗ trợ, gia đình tôi rất mừng. Tuy nhiên đợt dịch trước, trang trại nuôi lợn của gia đình bị thiệt hại nặng quá nên giờ vẫn chưa dám đầu tư mạnh để tái đàn. Bên cạnh lợn, hiện trang trại của gia đình tôi cũng đang nuôi thả vịt” - bà Lênh nói.
Tương tự, dịch tả lợn Châu Phi cũng làm gia đình bà Nguyễn Thị Tâm (55 tuổi, thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân) mất 10 con lợn nái và 40 con lợn thịt, gia đình thiệt hại hơn 50 triệu đồng. Sau khi được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng, bà Tâm đầu tư 40 triệu đồng để mua lợn giống, số tiền còn lại để mua cám nuôi lợn. Đến nay, đàn lợn của bà có 10 con lợn nái để tự tạo nguồn giống và nuôi 13 con lợn thịt để xuất bán dịp Tết năm nay.
“Để tránh bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi, tôi đã mua vôi về rải trong chuồng để sát khuẩn. Ba tháng sau, tôi mới dám tái đàn. Tôi còn mua màn về giăng 4 bên chuồng để không bị ruồi, muỗi xâm nhập. Rồi khoảng 3 ngày, tôi lại sát trùng một lần để đàn lợn được an toàn” - bà Tâm chia sẻ.
Được biết, huyện Hoài Ân là một trong những địa phương có số lượng đàn lợn lớn của tỉnh Bình Định. Triển khai gói vốn vay không lãi suất từ 150 tỉ đồng của UBND tỉnh Bình Định, Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hoài Ân đã giải ngân 30 tỉ đồng cho 615 hộ vay để tái đàn lợn.
Qua khảo sát thực tế, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hộ đã xuất bán lợn và có lãi. Đến nay, có 7 hộ vay đã trả nợ cho ngân hàng được 640 triệu đồng.
Phát triển nuôi lợn an toàn sinh học
Ông Nguyễn Văn Quốc - Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bình Định - cho hay, việc tái đàn đang duy trì ổn định và có bước tăng vọt, ước tổng đàn gần 900.000 con (tăng 30% so với trước dịch tả lợn Châu Phi).
Cũng theo ông Quốc, vừa qua, UBND tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ vốn vay 150 tỉ đồng cho các đối tượng là những hộ bị ảnh hưởng bởi dịch hoặc những hộ có điều kiện chăn nuôi. Chính sách này đang tác động hiệu quả đến việc chăn nuôi, những người chăn nuôi sử dụng đúng mục đích, đúng nguồn vốn đã được cấp.
“Tuy nhiên, ở các hộ nhỏ lẻ, việc tái đàn có khó khăn do vấn đề chăn nuôi không an toàn sinh học, điều kiện chuồng trại hạn chế, nguồn vốn không có, giá lợn giống cao khiến việc tái đàn bị chậm lại. Chúng tôi không khuyến khích tái đàn ở những hộ không đủ điều kiện an toàn, mà tập trung hỗ trợ những hộ có điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học” - ông Quốc nói.
Theo ông Quốc, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi để mỗi hộ, mỗi chăn trại chăn nuôi là một “pháo đài”. Công tác kiểm soát an toàn dịch bệnh, xây dựng cơ sở vật chất, tiêu độc sát trùng chuồng trại... đều được rà soát kỹ. Ngoài ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng hỗ trợ bà con các loại thuốc sát trùng, tiêu độc để định kỳ hằng tháng tổng tiêu độc sát trùng trên diện rộng.
Đặc biệt, qua kinh nghiệm chống dịch thời gian qua, ông Quốc nhận thấy, những hộ nào chấp hành tốt những yêu cầu của cơ quan thú y trong việc xây dựng trang trại an toàn, ngăn chặn triệt để các loại côn trùng xâm nhập trại bằng các lưới vây, lưới màn; tiêu độc khử trùng, kiểm soát thức ăn đầu vào… thì hầu như không có dịch bệnh xảy ra.
“Vừa qua, nhiều hộ thắng lợi từ hàng trăm đến cả tỉ đồng nhờ áp dụng đồng bộ các khâu này, nên chúng tôi cũng khuyến cáo bà con mạnh dạn trong việc tái đàn” - ông Quốc nói thêm.
NGUYỄN TRI

Theo laodong.vn, ngày 01/12/2020

Ý kiến bạn đọc ()
Từ dinhhoe
01/01/2021 07:33

Vậy cần gấp có quan nào ai là người làm thủ tục hay nói cho vui

Trả lời

Nguyễn văn luận
05/12/2020 02:43

Em ở bắc giang . Địa chỉ số 39 thôn đồng sau xã đồng sơn tp bắc giang tỉnh bắc giang. Rất mong muốn được gói hỗ trợ

Trả lời

phạm Văn Luận
04/12/2020 10:46

gói ho tro sao nhi

Trả lời

Nguyễn Hữu Đức
03/12/2020 18:38

Cần phải làm những thử tục gì mới có nguồn vậy này vậy

Trả lời


Xem thêm

Thịt heo ế chưa từng thấy

Doanh nghiệp liên tục đẩy khuyến mãi để kích cầu các mặt hàng thực phẩm tươi sống thiết yếu như thịt heo, thịt gà, trứng gà...