CB-Giải pháp ngăn chặn dịch bệnh đốm trắng

2020-09-17 23:30:35

Cơ quan chức năng khuyến cáo người nuôi tôm cần quan tâm đặc biệt đến bệnh đốm trắng, nếu vùng nuôi đang xảy ra dịch bệnh thì ngưng thả mới, khi dịch bệnh ổn định mới xử lý nước, diệt khuẩn, giáp xác thật kỹ để tiếp tục thả nuôi.
Ao nuôi chuẩn bị thả giống

Đối với ao nuôi tôm chuẩn bị thả giống cần phơi khô, cải tạo ao kỹ; nước đưa vào ao lắng ao nuôi phải diệt triệt để giáp xác (cua còng, tôm tự nhiên…), chọn tôm giống tại các cơ sở có uy tín và xét nghiệm bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp… trước khi thả nuôi; thả với mật độ phù hợp với khả năng đầu tư và quản lý của nông hộ.

Đối với các ao tại các vùng nuôi gần các kênh cấp có kết quả xét nghiệm dương tính, không nên lấy nước trực tiếp vào nuôi. Nước cấp vào nuôi phải qua hệ thống ao lắng (ao cá rô phi) và xử lý triệt để giáp xác trước khi cấp vào ao nuôi. Cách ly mầm bệnh xâm nhập vào khu nuôi (rào lưới xung quanh ao, lưới ngăn chim). Thường xuyên kiểm tra chăm sóc quản lý điều kiện môi trường ao nuôi, duy trì mật độ tảo, quản lý thức ăn, tăng cường bổ sung khoáng chất, bổ sung Vitamin C.

Tôm bị bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi - Ảnh: Máy Cày 

Ao có tôm bị bệnh
Đối với tôm nuôi đang bị thiệt hại do bệnh đốm trắng, trong trường hợp tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm mà bị bệnh cần tiến hành thu hoạch ngay. Trong quá trình thu hoạch không để mầm bệnh khuyếch tán qua những ao xung quanh (nước ao nuôi sau khi thu hoạch phải được khử trùng bằng Chlorine (30 kg/1.000 m3), phương tiện vận chuyển phải kín và vệ sinh, khử trùng trước khi rời khỏi cơ sở nuôi và từ cơ sở chế biến trở về để hạn chế lây lan mầm bệnh ra xung quanh.

Đối với tôm nhỏ không thể sử dụng để làm thực phẩm thì dùng hóa chất Chlorine (30 kg/1.000 m3) để xử lý, đóng cống hai tuần mới xả ra môi trường bên ngoài. Kết hợp thả nuôi cá rô phi trong ao lắng (trên 5 con/m2) để xử lý môi trường và cải tạo lại ao nuôi. Khi dịch bệnh trong vùng và điều kiện môi trường ổn định mới thả tôm nuôi lại, không xả nước thải tôm bị bệnh chưa qua xử lý ra kênh rạch gây ô nhiễm môi trường.

Đối với các cơ sở nuôi xung quanh ổ dịch, nên hạn chế người qua lại ổ dịch; thường xuyên vệ sinh, khử trùng khu vực nuôi; hạn chế cấp, thay nước chưa qua xử lý; tăng cường các biện pháp quản lý môi trường và nâng cao sức đề kháng cho đối tượng nuôi; thường xuyên theo dõi tình hình hình dịch bệnh trong vùng để có biện pháp phòng bệnh hợp lý, kịp thời và hiệu quả.

Giải pháp phòng tránh
Giải pháp giảm tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng cần có ao lắng, lọc để xử lý nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi, không nên thay nước trực tiếp từ bên ngoài. Xét nghiệm giống bằng phương pháp PCR đối với các bệnh nguy hiểm trên tôm (đốm trắng, gan tụy cấp, hoại tuỷ dưới vỏ và cơ quan tạo máu) trước khi thả nuôi. Rào lưới xung quanh ao ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chủ trung gian mang mầm bệnh (cua, còng) vào ao nuôi.

Duy trì các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở mức thích hợp và ổn định (pH, độ kềm, độ mặn, nhiệt độ...) để tránh sốc cho tôm. Người nuôi cần thường xuyên theo giỏi các bản tin thời tiết cảnh báo dịch bệnh trên báo, đài để chủ động kế hoạch sản xuất.

Theo contom.vn


Xem thêm

NT-Chống rét cho thủy sản nuôi

Trong điều kiện thời tiết mưa rét kéo dài, ngành thủy sản đã tổ chức hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống rét cho thủy sản nuôi nhằm