Bất ngờ những lợi ích của trà hoa cúc La Mã có thể bạn chưa biết?

2020-06-27 23:02:09

Trà hoa cúc La Mã là loại thức uống có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vị trà tính mát giúp giải tỏa căng thẳng, thanh nhiệt tiêu độc. Đây là loại trà được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Nó mang lại vô vàn lợi ích cho cơ thể như tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, đường ruột,… Đặc biệt, nó còn giúp trị chứng mất ngủ, giúp ngủ sâu và ngon hơn.

Cúc La Mã là gì?
Cúc La Mã, tên khoa học Matricaria Chamomilla, là một loài thực vật họ Cúc.Thường phân bố ở châu Âu và các vùng ôn đới Bắc Á. Gần đây loài cúc này đang được trồng thử nghiệm rộng rãi ở các cao nguyên châu Á. Những nơi có khí hậu tương đương.

Cúc La Mã là một trong những dược liệu cổ xưa nhất dành cho phái đẹp. Cho đến nay nó vẫn được sử dụng rất phổ biến. Đặc biệt là trong nhiều mỹ phẩm và dược phẩm.


Cúc La Mã là một trong những dược liệu cổ xưa nhất dành cho phái đẹp

Tác dụng của trà hoa cúc La Mã
Ngăn ngừa mất ngủ

Lợi ích phổ biến nhất của loại thức uống này là hỗ trợ giấc ngủ. Nó có những đặc tính giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, dễ dịu. Những người thường gặp phải những triệu chứng mất ngủ lâu dài sẽ dẫn đến trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung. Vì vậy, uống một tách trà hoa cúc La Mã sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu suốt cả đêm. Giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn vào sáng hôm sau.

Tốt cho dạ dày
Trà cúc La Mã mang lại những tác động tốt cho dạ dày. Loại hoa cúc này có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh. Giúp giảm co thắt, đau quặn ruột cũng như trị đầy hơi. Vì vậy, khi sử dụng loại trà này trong ăn uống có thể trị các chứng co thắt ruột và dạ dày rất hiệu quả. Do đó nó làm giảm hội chứng ruột kích thích. Đồng thời, cũng ngăn ngừa và hỗ trợ cảm giác buồn nôn, quặn ruột, đau bụng do virus gây ra.

Mát gan và giải độc gan
Tính mát của trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, giải độc gan. Trà hoa cúc giúp tiêu mụn nhọt, bài trừ độc tố, làm đẹp da, giúp làn da sáng mịn, bừng sức sống.

Ngoài ra, trà hoa cúc còn rất nhiều công dụng tốt như chữa đau bụng kinh nguyệt, trị hôi miệng, cải thiện sức khỏe của mắt, làm dịu các nốt đỏ,… Sử dụng hoa cúc thường xuyên sẽ mang lại những điều ngạc nhiên về sự cải thiện của sức khỏe.

Hỗ trợ điều trị bệnh
Hoa cúc La Mã có các đặc tính tăng sức đề kháng và giúp chống cảm lạnh nhờ vào tính kháng khuẩn của nó. Các nhà khoa học cũng đã tìm hiểu lợi ích của trà cúc La Mã trong rất nhiều loại bệnh nguy hiểm. Ví dụ như:

Ung thư: Nhiều nghiên cứu cho thấy hoa cúc La Mã có thể ức chế các tế bào và ngăn chặn sự phát triển của một số loại tế bào ung thư khác nhau.
Kiểm soát bệnh tiểu đường: Trà cúc la mã đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ tình trạng của bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng đều đặn hàng ngày. Các tinh chất trong sẽ hạn chế việc chỉ số đường huyết quá cao và ngăn ngừa biến chứng.

Trị chứng đau nửa đầu: Khi có triệu chứng đau nửa đầu, hãy dùng một tách trà cúc và tốt nhất nên dùng sớm, trước khi chứng này trở nên trầm trọng.
Trị bỏng và các vết trầy xước: Trà cúc pha đặc được dùng để trị các vết bỏng và trầy xước. Với cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước trà và đắp lên vết thương trong một khoảng thời gian là có thể giúp vết thương đỡ tổn thương vào mau lành hơn.
Làm đẹp
Ngoài dùng để uống ra, Cúc La Mã khô cũng là một nguyên liệu mỹ phẩm tuyệt vời. Một số mẹo sử dụng cúc La Mã làm đẹp có thể kể đến như:

Giảm quần thâm: Sau khi uống trà, để lại bã trà, cho vào một lọ sạch trong tủ lạnh. Dùng 2 miếng gạc cotton sạch bọc trà hoa cúc La Mã chườm lên mắt, sẽ làm dịu giảm thâm quầng mắt và giảm bọng mắt bị sưng.
Tóc sạch gàu và bóng đẹp: Dùng hoa cúc La Mã đun nước gội đầu sẽ giúp giảm gàu, tóc sáng bóng và mùi thơm tự nhiên của hoa cúc trên tóc rất dễ chịu.
Da khỏe và mịn hơn: Pha trà hoa cúc La Mã sau đó cho vào các khay đá, chườm các viên đá được làm từ trà hoa cúc La Mã có tác dụng se khít lỗ chân lông, giúp chống lại mụn trứng cá và viêm da.

Dưỡng da: Ngâm hoa cúc La Mã khô với dầu nền (dầu dừa, olive nguyên chất…) sẽ được một dung dịch bôi dưỡng da sáng mịn, hoặc dùng pha với các nguyên liệu khác làm kem dưỡng da, xà phòng handmade.

Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Cách pha trà hoa cúc La Mã
Để pha trà hoa cúc, bạn nên dùng nước sôi 90 độ trở lên. Với tỉ lệ trung bình 3-5gr trà / 200ml nước sôi. Bạn có thể gia giảm theo khẩu vị riêng nhé.

– Uống nóng: Tráng bình và hoa bằng nước sôi trong 30s  – 1 phút sau đó gạn bỏ nước. Đây là bước rất quan trọng giúp loại bỏ các loại bụi bẩn có trên bình hoặc những cánh trà khô. Sau khi tráng, bạn đổ thêm nước sôi và đợi khoảng 5 phút cho trà ngậm nước là có thể dùng được. Mỗi lần pha có thể châm thêm 2-3 lần nước, trà vẫn giữ được độ thơm ngon.


– Uống lạnh: Đầu tiên bạn cũng pha trà như các bước khi uống nóng ở trên. Sau đó, lọc xác trà và lá lấy phần nước, thêm đá. Nếu thích, có thể thêm đường hoặc siro, dùng bình lắc đều và thưởng thức.


Trà hoa cúc có thể uống nóng hoặc lạnh

Những điều cần lưu ý khi uống trà hoa cúc La Mã
Những người dị ứng với hoa cúc và hoa cúc La Mã đều nên cẩn thận khi dùng loại trà này.
Tránh dùng trà cúc La Mã trong thời kỳ mang thai. Nó có thể kích thích dạ con làm tăng nguy cơ sấy thai.

Những người bị chứng rối loạn xuất huyết. Hay đang dùng các thuốc chống đông máu cũng nên hạn chế. Vì trà hoa này chứa hợp chất coumarin. Có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Trà cúc La Mã gây buồn ngủ nên cần lưu ý sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc. Khi uống với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và những phản ứng ngoài da đối với nhiều người.

Không nên dùng nhiều trà hoa cúc trong thời kì mang thai

Trên đây là những thông tin về trà hoa cúc La Mã. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại có bạn những kiến thức hữu ích về loại thần dược này. Trà hoa cúc La Mã được dùng rất phổ biến trên thì trường hiện nay. Chính vì thế, bạn nên thưởng thức ngay hương vị tuyệt vời mà nó đem lại nhé.

Theo aqualife.vn


Xem thêm

Lưu ý sử dụng cây thuốc Vòi tím

Thời gian qua, nhiều người đã tìm kiếm cây thuốc Vòi (thuốc Dòi, thuốc Giòi, Bọ Mắm) để hỗ trợ điều trị Covid-19 và phơi khô để sử dụng dần.